Kinh nghiệm và trải nghiệm 1 Học kỳ của SV Quốc Anh lớp CTTTK7 tại Nauy

30/06/2020

Xin chào mọi người mình là Lê Quốc Anh, SV lớp CTTTK7 và sau đây sẽ là một chút trải nghiệm của mình sau 5 tháng học tại NTNU. “Norwegian university of science and technology”.

Đầu tiên đối với những sinh viên lần đầu học tại NTNU, nhà trường sẽ cho bạn một tuần để tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm kết bạn và thích nghi môi trường ở đây.  Một tuần đó sẽ được gọi là “Orientation Week”, và trong tuần sẽ có các hoạt động rất thú vị như là: tiệc nướng ngoài trời, các trò chơi team-building và đi xem một trận bóng đá. Trong các hoạt động thì có trò chơi tìm các câu đố được định vị ở các điểm khác nhau trong thành phố Trodheim có lẽ là trải nghiệm mình thấy thú vị nhất. Bên cạnh đó thì mình thấy làng sinh viên cũng rất gần trường, mình chắc chỉ mất khoảng 10 phút đi xe buýt từ chỗ ở đến trường. Ở làng sinh viên thì có cả phòng tập gym, siêu thị, và khu thể thao ngoài trời rất tiện. Thêm vào đó, các làng sinh viên sẽ có một tòa thư viên riêng nên mình cũng không phải đi đâu xa nếu muốn thay đổi không gian học. Về môi trường học thì mình thấy cơ sở vật chất của trường rất tốt, xung quanh trường sẽ luôn có nơi để sinh viên có thể ngồi học. Thậm trí có cả nơi để sinh viên có thể ngủ trưa, khu vực này sẽ được để nhữg cái túi lười cực kì to để sinh viên có thể nằm hẳn lên và thư giãn. Thư viện của trường rất rộng và nhiều dữ liệu, sinh viên còn có thể sư dụng máy in và máy tính của nhà trường bằng cách truy cập bằng mã sinh viên. Trong quá trình học thì mỗi môn sẽ có một buổi hàng tuần mà trợ giảng lên giảng đường giảng bài hoặc giúp sinh viên là bài tập. Ngoài học trên lớp ra thì sinh viên sẽ tham gia và thực hành các thí nghiệm liên quan đến môn học. Trường sẽ có một trang web riêng để mình có thể tìm tài liệu các bài kiểm tra từ năm trước hoặc là để xem bài giải của bài tập. Là sinh viên của NTNU thì sẽ được tải các phần mềm học như là Mathlab hay Stimulink mà không mất phí. Trong trường cũng sẽ có những clb của sinh viên, và mỗi tuần mỗi clb sẽ có những hoạt động riêng nhằm giúp các bạn sinh viên mới vào được thoải mái hơn như là phát đồ học tập hay bánh kẹo miễn phí. Cuối cùng là vào cuối tuần thì mình thấy là khi thời tiết còn có nắng thì đi leo núi ngắm cảnh là hợp lý nhất, vì ở Trondhiem rất gần núi và thiên nhiên cũng rất đẹp. Nếu mà vào mùa đông thì buổi tối mình sẽ đi ngắm cực quang

Về việc apply cho dự án Norpart thì các bạn hãy theo dõi Fb: International Cooperation - HUMG (cô Thảo phụ trách). Các thủ tục sẽ được cô và các cựu hướng dẫn rất kĩ nhé. Về điệu kiện để nộp cho học bổng này là bắt buộc cần có bằng tiếng anh Ielts từ 6.5 trở lên, cùng với đó là điểm GPA từ 2.5 trở lên thì sẽ thuận lợi hơn. Các tài liệu để nộp sẽ bao gồm: giấy giới thiệu của giáo viên, motivation letter, chứng chỉ tiếng anh, bảng điểm và các chứng nhận hoạt động.

Khi được trường chấp nhận thì nhà trường sẽ gửi cho bạn một email về các bước để xin visa Na Uy. Mình sẽ sơ lược các bước quan trọng sẽ sau bạn vào trang web trường đăng kí tài khoản và đăng kí môn học luôn nhé. Sau khi đăng kí môn học xong bạn sẽ nhận được thư nhập học của trường, lúc này thì bạn cần đăng kí thêm chỗ ở nữa vì khi đi xin visa họ sẽ yêu cầu hợp đồng nhà của mình. Để đăng kí nhà ở thì nhà trường sẽ gợi ý cho bạn thuê nhà qua trang web “https://www.sit.no/en/housing”. Nếu bạn chưa có hộ chiếu thì nên làm ngay và luôn nhé. Sau đó bạn sẽ lên trang UDI để điền thông tin cá nhân và đăng kí “resident permit”. Cái này rất quan trọng vì khi nhập cảnh bạn phải có giấy này để được quá cảnh.

Mong rằng thông tin này sẽ bổ ích cho các bạn.

Một số hính ảnh:

Sinh Viên CTTT K7 Lê Quốc Anh tại Đại học khoa học và Công Nghệ Na Uy

Bên trong sảnh tòa nhà

Giao lưu bóng rổ cùng sinh viên Quốc tế

Các thành viên Norpart thăm quan Pháo đài Kristiansten

Tại cảng Trondheim

Nhà hát kịch Oslo

Bức tượng tưởng nhớ những thủy thủ

Một bữa tối cùng cựu sinh viên CTTT Đàm Khánh k4 tại đỉnh Làng Sinh viên Moholt Alle

Ngắm cực quang tại điểm cao nhất của làng sinh viên Moholt

Và nhiều nhiều nữa.......